I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai và các tác động của nó đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong xã và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” để phát huy ý thức tự giác, trách nhiệm của cộng đồng và của chính quyền nhằm chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã.
- Thực hiện nghiêm túc và làm tốt công tác “ 5 tại chỗ” để huy động lực lượng tổng hợp tham gia PCTT-TKCN có hiệu quả.
- Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải được tuyên truyền, vận động, công khai và đảm bảo tính dự báo, an toàn trong công tác phòng ngừa, xử lý, giải quyết các vấn đề trước, trong và sau thiên tai.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành
- Kiện toàn Ban chỉ huy và họp phân công nhiệm vụ cụ thể để phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống thiên tai.
- Xây dựng các phương án phòng, chống, ứng phó với các loại thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai.
- Bảo đảm chế độ thông tin báo cáo từ thôn đến xã.
2. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền
- Tăng cường công tác truyền tin, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, các chủ trương, chỉ thị về công tác PCTT-TKCN. Đồng thời phổ biến cho nhân dân các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh xã và các hình thức khác.
- Lắp đặt hệ thống cảnh báo, trang thiết bị nhằm từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai để chủ động phòng, tránh giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra như panô, appich...
- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ PCTT & TKCN đặc biệt vào thời gian trong và sau thiên tai.
3. Công tác rà soát, nắm tình hình khu vực, hộ dân có nguy cơ.
- Chỉ đạo các thôn tiếp tục rà soát các điểm dân cư, những điểm xung yếu, các hộ dân có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở, nhà tạm để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời.
- Tiếp tục tổ chức di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai như: khu vực Thanh Mỹ thôn Kế Thượng Thanh, khu vực sát biển của thôn Mỹ Khánh, Phương Diên, Diên Lộc.
- Nắm cụ thể các hộ dân nuôi trồng thủy sản có làm nhà chồ canh giữ để khi có bão lụt không được để người ở ngoài ao hồ nuôi tôm.
4. Công tác chuẩn bị theo phương châm “5 tại chỗ”.
a. Đối với Chỉ huy:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo để thuận lợi trong quản lý, điều hành và phân công nhiệm vụ. Xử lý kịp thời các tình huống xấu xảy ra trong công tác phòng chống thiên tai.
- Ban Chỉ đạo có trách nhiệm cao trong việc nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra những giải pháp phù hợp, thiết thực để xử lý.
b. Đối với lực lượng
- Xác định công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ của toàn dân. Tập trung xây dựng, huy động mọi lực lượng tham gia trong công tác phòng chống thiên tai. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban điều hành các thôn, tổ phòng chống thiên tai, Mặt trận, các đoàn thể, Quân sự, Công an, phối hợp lực lượng đồn Biên phòng Vinh Xuân và nhân dân trên địa bàn xã.
c. Đối với phương tiện
- Trang bị đầy đủ các phương tiện để ứng cứu kịp thời những tình huống xấu xảy ra. Chú trọng đến các dụng cụ, đồ dùng thiết yếu trong việc phòng chống.
- Kiểm tra, mua sắm đầy đủ các dụng cụ phòng chống thiên tai như Cuốc, xẻng, rựa, mác, thép buộc…
- Trang bị đèn pin, áo mưa, loa cầm tay.
- Trang bị hoặc thuê ghe thuyền, Máy phát điện, dầu hỏa
- Mua bao bố, bao tải, dây thừng
- Xe vận chuyển, xe ô tô
- Phòng trực bão lụt.
d. Đối với hậu cần:
- Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm dự phòng như: gạo, mì tôm, nước uống loại bịch 20 lít, loại nhỏ.
- Chuẩn bị ga, bếp ăn…
- Thuốc men, thiết bị Y tế.
e. Đối với tự quản:
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình, từng người dân trong công tác quản lý, đề cao tinh thần tự phòng, chống, tự bảo vệ nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của cơ quan đơn vị, khu dân cư, của từng hộ gia đình và người dân trong và sau bão, lụt.
5. Công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản
- Tổ chức tập huấn sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có; diễn tập PCTT & TKCN trước mùa mưa lũ với các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý, làm cơ sở rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng nòng cốt và nhận thức nhân dân về nhiệm vụ PCTT-TKCN
- Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh; tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân vùng khó khăn; kiểm tra và xử lý vệ sinh môi trường
- Duy trì đội dân quân cơ động tại các xã để sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh.
- Trên cơ sở dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng kế hoạch lịch thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi để phòng tránh mưa lũ, dịch bệnh và phù hợp với điều kiện thời tiết. Chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tổ chức tốt việc kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ.
- Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là trước, trong và sau thiên tai.
6. Công tác cây trồng và bảo vệ rừng phòng hộ:
- Tiếp tục chương trình trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm phát triển diện tích rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng; Quản lý và sử dụng rừng phòng hộ trước, trong và sau thiên tai, bão lụt, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo đảm đa dạng sinh học.
- Kiểm tra cây trồng ven biển, khu vực Doi Chỏi để có kế hoạch bảo vệ trong mùa mưa bão.
7. Đầu tư xây dựng và củng cố hệ thống công trình PCTT-TKCN
- Tăng cường quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về PCTT để bảo vệ dân cư, sản xuất và kinh doanh.
- Phát quang, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ kênh mương, đường đi; nạo vét, thanh thải dòng chảy; xử lý hệ thống tiêu thoát nước quanh nhà, khu dân cư không để nước ứ đọng.
- Kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cành, cây xanh không an toàn.
- Cắm biển tại các khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ cao để cảnh báo.
- Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: Trước mùa mưa lũ phải kiểm tra, đánh giá, phát hiện kịp thời sự cố, sửa chữa, nâng cấp các công trình được giao quản lý.
- Đối với các công trình đang thi công: Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
- Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị điện; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố về điện.
8. Đối với các công trình nông, ngư nghiệp
- Kiểm tra các hệ thống đê ngăn mặn từ thôn Kế Sung về thôn Thanh Dương.
- Nắm tình hình các khu vực, ao hồ nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm tra, nhắc nhở hộ dân nuôi cua, cá lồng ở thôn Kế Thượng Thanh.
9. Các trụ sở làm việc cơ quan, đoàn thể, trường học, nhà văn hóa…
- Trước mùa mưa bão phải gia cố, tu sửa, chống xuống cấp trụ sở làm việc; sửa chữa hệ thống mái lợp để không bị dột, nước chảy loang trong phòng;
- Sắp xếp, bố trí các tủ đựng hồ sơ, máy móc, vi tính…không để thấm dột nước.
- Nghĩa trang Liệt sỹ, các Nhà văn hóa thôn, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có kế hoạch kiểm tra kỹ để có phương án gia cố, tu sửa, bảo quản.
10. Công tác cứu trợ, hỗ trợ
- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ kịp thời; huy động lực lượng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất.
- Điều tra, đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, giống, trang thiết bị, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại để phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.
- Tích cực vận động các đơn vị và cá nhân giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại. Tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi quỹ phòng chống thiên tai đảm bảo hiệu quả, kịp thời.
11. Kinh phí thực hiện
- Ban chỉ đạo lập dự trù kinh phí mua sắm, trang bị để đảm bảo nguồn chi phí trong công tác phòng chống thiên tai.
- Nguồn ngân sách nhà nước, từ các dự án và nguồn xã hội hóa.
12. Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban, thông tin báo cáo:
- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn xảy ra trên địa bàn.
- Các thôn rà soát, kiểm tra và nắm tình hình để báo cáo về UBND xã để tổng hợp báo cáo huyện theo khung thời gian quy định.
- Báo cáo phải dựa trên thực tế thiệt hại của BĐH thôn (có ký xác nhận của thôn) để đảm bảo tính công khai, trung thực.
13. Tổng kết rút kinh nghiệm:
- Sau mỗi lần thiên tai xảy ra UBND xã tổ chức họp các ban ngành, các thôn rút kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động phòng ngừa, tổ chức các hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và kịp thời điều chỉnh để bổ sung vào kế hoạch …Đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết những việc còn tồn động ngoài khả năng của địa phương.
- Biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt và kỷ luật (nếu có); nhân rộng các điển hình tiên tiến, tham khảo chia sẻ thông tin với các xã bạn và cộng đồng.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Nhiệm vụ công tác PCTT và TKCN năm 2024 là một trong những nhiệm vụ chính trị xã hội hết sức quan trọng. UBND xã yêu cầu các ban ngành đoàn thể, các trường, trạm y tế, trưởng phó các thôn, chấp hành nghiêm chỉnh nhằm đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết để giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
1. Đối với Ban chỉ đạo:
1. Đ/c Hoàng Văn Vy- Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban, phụ trách chung; đảm nhiệm công tác trực chỉ huy Phòng, chống thiên tai tại UBND xã, chỉ đạo và phân công chỉ huy tại địa bàn và lực lượng ứng cứu cho các địa bàn trọng điểm.
2. Đ/c Trần Văn Lương - PCT.UBND, Phó Trưởng ban trực, chuẩn bị công tác hậu cần theo phương án được duyệt bao gồm, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng tránh bão đồng thời chỉ đạo 3 thôn (Kế Thượng Thanh, Kế Sung, Mỹ Khánh).
3. Đ/c Nguyễn Minh Hiện - PCT.UBND, Phó Trưởng ban, chỉ đạo cán bộ VH-XH củng cố đường dây truyền thanh bảo đảm tuyên truyền lụt bão liên tục, chỉ đạo trạm y tế trực 24/24 giờ để cấp cứu bệnh nhân khi có tình huống xảy ra và chuẩn bị hoá chất phòng chống dịch. Chỉ đạo 3 thôn (Thanh Dương, Phương Diên và Diên Lộc) và 4 trường trên địa bàn xã.
4. Đ/c Nguyễn Quang Vũ– CT.UBMTTQVN xã trực tại UBMT xã và làm Trưởng ban tiếp nhận hàng cứu trợ lụt bão.
5. Đ/c Hoàng Trọng Cao: Chỉ huy trưởng BCHQS xã cùng các đồng chí trong BCHQS xã chịu trách nhiệm điều LLCĐ của xã trực 24/24 giờ khi có bão lụt xảy ra, sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp.
6. Đ/c Nguyễn Văn Hà- Trưởng công an xã cùng với các Đ/c trong Ban công an xã bảo đảm tình hình ANCT-TTATXH trong quá trình xảy ra bão trên địa bàn của xã và sẳn sàng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp.
7. Đ/c Nguyễn Văn Thanh- Công chức VPTK, Đ/c Lê Thị Hồng Cẩm CT.HPN xã, phụ trách đơn vị Kế Thượng Thanh cùng với tổ trực bão lụt của thôn do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
8. Đ/c Lê Văn Định- Công chức VH-XH Trương Văn Lộc- Công chức TB-XH, Lê Đức Khanh – CT. HND xã, phụ trách đơn vị Kế Sung cùng với tổ trực bão, lụt của thôn Kế Sung do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
9. Đ/c Nguyễn Văn Hữu Công chức Tư Pháp xã, Đ/c Nguyễn Xuân Bi CT.HNCT phụ trách đơn vị Mỹ Khánh cùng với tổ trực bão lụt của thôn do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
10. Đ/c Lê Viết Quang – Công chức địa chính-xây dựng, Hoàng trọng Việt Công chức Tư Pháp xã phụ trách đơn vị Phương Diên cùng với tổ trực bão lụt của thôn do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
11. Đ/c Nguyễn Văn Hồng – CT.HCCB xã, Phạm Tăng Vinh- PBT Đoàn xã phụ trách đơn vị Thanh Dương cùng với tổ trực bão lụt của thôn do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
12. Đ/c Nguyễn Văn Diện – CT.HCTĐ xã, phụ trách đơn vị Diên Lộc cùng với tổ trực bão lụt của thôn do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
13.Đ/c Phạm Thị Thúy Duyên- Công chức Văn phòng- thống kê, đ/c Lê Thị Nga có nhiệm vụ trực 24/24 giờ khi có bão lụt xảy ra, nắm chắc tình hình, thống kê số liệu cụ thể báo cáo cấp trên kịp thời chính xác.
14. Đ/c Ngô Đức Đạt- phụ trách đài trực 24/24 tại UBND xã, phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh liên tục khi có bão lụt xảy ra đến tận nhân dân để nhân dân kịp thời ứng phó với bão lụt.
15. Đ/c Lê Văn Vũ – Trưởng trạm y tế chuẩn bị thuốc men, bố trí cán bộ phục vụ cấp cứu nhân dân và lực lượng cứu hộ bị thương bảo đảm công tác phòng dịch bệnh sau bão lụt, đặc biệt lưu ý có phương pháp di dời bệnh nhân đến nơi an toàn.
16. Đ/c Trần Thị Xí cùng với Đ/c Phạm Bính Tý- Công chức kế toán chịu trách nhiệm tham mưu dự toán, kinh phí phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả sau thiên tai.
17. Đối với các đ/c trưởng thôn: chủ động điều động lực lượng công an viên, thôn đội, LLDQ và các ngành của thôn vận động và giúp đỡ nhân dân sơ tán và ứng cứu của thôn mình, các đ/c phụ trách địa bàn có trách nhiệm nắm chắc tình hình của thôn mình phụ trách để thông tin liên lạc với Ban chỉ huy PCTT-TKCN của xã.
18. Ban giám hiệu các trường: cử giáo viên và nhân viên nhà trường trực 24/24 khi có bão lụt xảy ra.
19. Phối hợp với Đồn Biên phòng Vinh Xuân: để hỗ trợ lực lượng cứu hộ, tuần tra trên bãi biển.
2. Đối với các trường học
Tổ chức trực 24/24 giờ, có kế hoạch kiểm tra phòng ốc, tài liệu sách giáo khoa, thiết bị máy móc phải được cất giữ ở những nơi cao và an toàn, khi có lệnh nghĩ học phải thông báo thông tin đến hộ gia đình thông qua các kênh thông tin để cho học sinh nghĩ học, kiểm tra số lượng học sinh đến trường và đảm bảo về nhà an toàn.
3. Đối với các thôn
Nắm chắc tình hình của địa bàn mình: số hộ, khẩu cần di dời, sơ tán, địa điểm di dời, sơ tán đến; tích cực kiểm tra vận động hướng dẫn nhân dân giằng chống nhà cửa, chuẩn bị có nơi trú ẩn an toàn khi có bão, lụt lớn xảy ra. Chuẩn bị phương tiện đầy đủ để cứu hộ, cứu nạn và vận động mỗi gia đình phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm dự trữ tối thiểu 07 ngày ăn.
Theo dõi nắm chắc số lượng đò, thuyền của ngư dân đánh bắt hàng ngày trong mùa lụt, bão.
Huy động đầy đủ các thành viên trong tổ phòng chống thiên tai của thôn trực 24/24h để chủ động đối phó khi có thiên tai xảy ra.
Nắm kỹ các hộ neo đơn, hộ nghèo, người già bệnh tật, phụ nữ mang thai...
Trên đây là kế hoạch PCTT và TKCN năm 2024. Yêu cầu các đơn vị, các ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể của xã, các thôn phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.
Nơi nhận: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
- UBND huyện (b/c); KT.CHỦ TỊCH
- BCH.PCTT-TKCN huyện (b/c); PHÓ CHỦ TỊCH
- Đảng ủy (b/c);
- TTHĐND xã;
- Mặt trận và các đoàn thể;
- Trường học, trạm y tê;
- Lưu. Trần Văn Lương